Guccio Gucci mở một hiệu nhỏ bán yên ngựa vào năm 1906 và bán thêm các loại túi da dành cho người cưỡi ngựa vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX. Ông nhanh chóng nổi tiếng và phát triển kinh doanh nhờ chất lượng sản phẩm mình làm ra. Năm 1938, Guccio đã có cửa hàng thứ 2 tại Rome (thủ đô Italy), cửa hiệu thứ 3 được mở tại Milan năm 1951. Ông mất năm 1953, chẳng bao lâu sau khi cửa hàng thứ 4 được mở tại Manhattan (Mỹ), để lại toàn bộ cơ nghiệp cho các con trai.
Nhờ những khách hàng nổi tiếng, thương hiệu trở nên "hot" trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi cháu trai của Guccio điều hành doanh nghiệp vào những năm 1980 thì việc kinh doanh bắt đầu đi xuống. Những bước đi sai lầm gây bất đồng, thậm chí đã có xung đột "đụng tay đụng chân" xảy ra ngay trong cuộc họp của công ty.
Khi Rodolfo Gucci, một trong những người con của Guccio mất đã để lại toàn bộ cổ phần cho con trai mình là Maurizio. Chính người cháu này đã xoay chuyển được tình hình và đưa thương hiệu Gucci đi lên một lần nữa. Năm 1995, vợ cũ của Maurizio đã thuê sát thủ giết ông.
Hiện tại nhãn hiệu Gucci thuộc về tập đoàn Kering của Pháp, thường được biết đến với tên PPR, do tỷ phú Francois Pinault sáng lập.
Prada
Câu chuyện của Prada bắt đầu từ Milan muộn hơn vào năm 1913. Mario Prada, người sáng lập ra thương hiệu mang tên mình, khởi nghiệp từ bán rương hòm và nhập khẩu túi xách từ Anh. Mario theo tư tưởng phụ nữ không nên kinh doanh nên ông cấm tất cả nữ giới trong gia đình gia nhập công ty.
Tuy nhiên, khi Mario mất vào khoảng năm 1950, con trai ông không hứng thú với cửa hàng đồ da nên mọi thứ được trao cho cô con gái Luisa. Bà giữ vững việc kinh doanh trong khoảng 20 năm rồi truyền lại cho con gái mình là Miuccia. Đến lúc này, Prada mới thực sự bùng nổ. Miuccia bắt đầu thiết kế balô và túi da rồi mở cửa hàng thứ 2 tại quận mua sắm sầm uất thuộc Milan. Các mẫu quần áo được đưa vào bán ở Prada từ năm 1989 càng làm tên tuổi của hãng bay xa hơn.
Versace
Versace còn khá "trẻ" khi được thành lập 31 năm trước (1982). Gianni Versace, người sáng lập thương hiệu cùng tên, từng theo học ngành kiến trúc trước khi chuyển đến Milan để làm lĩnh vực thời trang vào năm 26 tuổi. Sau khi cộng tác với một số nhà thiết kế, ông đã tự tách ra và mở của hiệu đầu tiên của mình tại đây vào năm 1978. Gianni đạt thành công tức thì và mở rộng kinh doanh ra toàn thế giới.
Năm 1997, Gianni bị giết hại nên Donatella (chị gái ông) đã tiếp quản công ty, trở thành Giám đốc sáng tạo. Gianni để lại 50% cổ phần công ty cho con gái của Donatella là Anllegra thừa kế khi đủ 18 tuổi (vào năm 2004), Donatella sở hữu 20% và Santo, anh cả trong nhà Versace có 30%.
Burberry
Burberry lại là thương hiệu lớn tuổi trong danh sách. Năm 1856, Thomas Burberry mở cửa hàng đầu tiên tại Hampshire (Anh), tập trung vào bán đồ mặc ngoài trời. Sau vài lần thử nghiệm, năm 1880 Burberry phát minh ra vài gabardine có khả năng chống nước.
Nhờ đó, cùng với danh tiếng đang lên, Thomas được Phòng chiến tranh đề nghị sản xuất loại áo khoác tốt hơn mẫu đang dùng cho các sĩ quan. Đến năm 1967, các loại khăn choàng, ô, ủng... đều được áp dụng phát minh của Thomas khiến Burberry ngày càng nổi tiếng.
Chanel
Coco, tên thật Gabrielle Chanel có tuổi thơ không đẹp khi mẹ mất năm bà 12 tuổi, người cha sau đó cũng bỏ gia đình mà đi. Coco cùng các anh chị em bị đưa vào trại trẻ mồ côi, nơi bà học cách khâu vá.
Năm 18 tuổi, Chanel rời trại đến làm việc cho một tiệm may, nơi bà gặp triệu phú Etienne Balsan. Năm 1910, Balsan chi tiền cho Coco mở cửa hàng bán mũ nhưng nhanh chóng thất bại. Sau đó bà bắt đầu mối quan hệ với người bạn cũ của Etienne là Arthur Capel (cũng là một triệu phú) rồi mở tiệm khác. Lần này may mắn mỉm cười và thành công đã đến, những chiếc mũ Chanel làm ra nhanh chóng trở nên thịnh hành trong giới diễn viên tại Pháp.
Tiếp nối thành công, Chanel tung ra thị trường sản phẩm đồ thể thao cho nữ giới. Khi thế chiến thứ II xảy ra, Coco đóng hết các cửa hàng vì cho rằng đây không phải thời gian để tập trung vào thời trang. Sau khi Pháp giành độc lập, Coco bị bắt vì nghi ngờ từng giúp đỡ phe Phát xít nhưng sau đó được minh oan. Dù vậy, bà vẫn quyết định chuyển đến Thụy Sĩ định cư.
Trong thời gian này, người kinh doanh cùng bà là Pierre Wertheimer đã điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và được truyền lại cho các thế hệ nhà Wertheimer từ đó đến giờ. Năm 1971, Gabrielle Chanel mất.
Dior
Thương hiệu Dior do Christian Dior sáng lập. Cha mẹ ông kiên quyết muốn con học ngành chính trị và để họ vui lòng, Dior nhập học trường Ecole des Sciences Politiques giai đoạn 1920 - 1925 nhưng vẫn không từ bỏ giấc mơ thời trang của mình. Vừa đi học, ông vừa bán các bản phác thảo với giá 10 cent trên phố.
Vài năm sau khi tốt nghiệp, gia đình Dior mất cơ nghiệp, ông được tự do theo đuổi điều mình muốn. Sau khi làm việc tại một số thương hiệu thời trang tại Pháp, Christian mở cửa hàng riêng vào năm 1946 với tên gọi Corolle. Năm 1957 Dior qua đời vì một cơn đau tim (nguyên nhân thực sự vẫn còn gây tranh cãi).
Hiện Dior là tài sản của doanh nhân Bernard Arnault, người đứng đầu tập đoàn LVMH Moet Hennessy, đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ trong đó có Louis Vuitton.
Givenchy
Hãng thời trang Givenchy là "con đẻ" của Hubert de Givenchy, người có tuổi thơ không vất vả như Coco Chanel, cũng không phải khởi nghiệp từ tiệm quần áo nhỏ như Gucci hay Prada. Ông là con trai của một gia đình quý tộc Pháp thời đó, cha là Hầu tước Lucien Taffin de Givenchy. Hubert có sẵn tố chất sáng tạo trong mình: cụ và cố đều là những nhà thiết kế thiên tài, tác giả của Cung điện Elysee và Nhà hát Opera Paris.
Năm 10 tuổi, Hubert đã quyết định theo con đường thời trang, năm 18 tuổi đã thiết kế đồ cho gia đình bạn bè. Vào năm 1952 đã mở cửa hàng House of Givenchy (lúc này ông 25 tuổi). Sau thời gian dài sáng tạo không ngừng nghỉ, năm 1995 Givenchy quyết định nghỉ hưu, rời khỏi lĩnh vực thời trang.
Givenchy nay thuộc LVMH và là nhãn hàng mang lại doanh thu lớn thứ 2 của tập đoàn, chỉ xếp sau Dior.
YSL
Yves Saint Laurent đến với thời trang từ... nhà hát. Thuở nhỏ, Yves thường xuyên bị bắt nạt ở trường và chọn cách diễn kịch cho cha mẹ mỗi khi về nhà để giấu những rắc rối của mình. Ông thích đọc những bài đánh giá về các vở diễn và qua đó cũng ấn tượng với phục trang. Ông bắt đầu nghiêm túc theo học thời trang tại trường Chambre Syndicale rồi tham gia một cuộc thi thiết kế cho Christian Dior và giành chiến thắng. Dior quý Yves đến mức chọn ông làm người kế nghiệp mình. Khi Christian qua đời, Yves tiếp quản House of Dior ở tuổi 21.
Mọi chuyện thay đổi khi ông phải đi lính trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Algeria năm 1960. Khi quay về, Yves bị đuổi khỏi Dior nên quyết định thành lập công ty của riêng mình vào năm 1962. Tài năng sẵn có, Yves nhanh chóng thành công và Gucci đã quyết định mua lại công ty YSL vào năm 1999. Năm 2008 Yves qua đời.
Armani
So với các công ty trong danh sách, Armani là một cái tên còn khá trẻ tuổi. Từ năm 1961 đến 1970, Giorgio Armani là phụ tá thiết kế cho Nino Cerruti. Năm 1974 ông quyết định tách ra riêng với số vốn chỉ 10.000 USD. Armani nhanh chóng trở thành cái tên yêu thích của kinh đô điện ảnh Hollywood. Không chỉ thiết kế trang phục cho các ngôi sao, một số quần áo trong các bộ phim cũng được Armani đảm nhiệm, ví dụ đồ của nam diễn viên Christian Bale mặc trong bộ phim The Dark Knight.
Khi Rodolfo Gucci, một trong những người con của Guccio mất đã để lại toàn bộ cổ phần cho con trai mình là Maurizio. Chính người cháu này đã xoay chuyển được tình hình và đưa thương hiệu Gucci đi lên một lần nữa. Năm 1995, vợ cũ của Maurizio đã thuê sát thủ giết ông.
Hiện tại nhãn hiệu Gucci thuộc về tập đoàn Kering của Pháp, thường được biết đến với tên PPR, do tỷ phú Francois Pinault sáng lập.
Prada
Câu chuyện của Prada bắt đầu từ Milan muộn hơn vào năm 1913. Mario Prada, người sáng lập ra thương hiệu mang tên mình, khởi nghiệp từ bán rương hòm và nhập khẩu túi xách từ Anh. Mario theo tư tưởng phụ nữ không nên kinh doanh nên ông cấm tất cả nữ giới trong gia đình gia nhập công ty.
Tuy nhiên, khi Mario mất vào khoảng năm 1950, con trai ông không hứng thú với cửa hàng đồ da nên mọi thứ được trao cho cô con gái Luisa. Bà giữ vững việc kinh doanh trong khoảng 20 năm rồi truyền lại cho con gái mình là Miuccia. Đến lúc này, Prada mới thực sự bùng nổ. Miuccia bắt đầu thiết kế balô và túi da rồi mở cửa hàng thứ 2 tại quận mua sắm sầm uất thuộc Milan. Các mẫu quần áo được đưa vào bán ở Prada từ năm 1989 càng làm tên tuổi của hãng bay xa hơn.
Versace
Versace còn khá "trẻ" khi được thành lập 31 năm trước (1982). Gianni Versace, người sáng lập thương hiệu cùng tên, từng theo học ngành kiến trúc trước khi chuyển đến Milan để làm lĩnh vực thời trang vào năm 26 tuổi. Sau khi cộng tác với một số nhà thiết kế, ông đã tự tách ra và mở của hiệu đầu tiên của mình tại đây vào năm 1978. Gianni đạt thành công tức thì và mở rộng kinh doanh ra toàn thế giới.
Năm 1997, Gianni bị giết hại nên Donatella (chị gái ông) đã tiếp quản công ty, trở thành Giám đốc sáng tạo. Gianni để lại 50% cổ phần công ty cho con gái của Donatella là Anllegra thừa kế khi đủ 18 tuổi (vào năm 2004), Donatella sở hữu 20% và Santo, anh cả trong nhà Versace có 30%.
Burberry
Burberry lại là thương hiệu lớn tuổi trong danh sách. Năm 1856, Thomas Burberry mở cửa hàng đầu tiên tại Hampshire (Anh), tập trung vào bán đồ mặc ngoài trời. Sau vài lần thử nghiệm, năm 1880 Burberry phát minh ra vài gabardine có khả năng chống nước.
Nhờ đó, cùng với danh tiếng đang lên, Thomas được Phòng chiến tranh đề nghị sản xuất loại áo khoác tốt hơn mẫu đang dùng cho các sĩ quan. Đến năm 1967, các loại khăn choàng, ô, ủng... đều được áp dụng phát minh của Thomas khiến Burberry ngày càng nổi tiếng.
Chanel
Coco, tên thật Gabrielle Chanel có tuổi thơ không đẹp khi mẹ mất năm bà 12 tuổi, người cha sau đó cũng bỏ gia đình mà đi. Coco cùng các anh chị em bị đưa vào trại trẻ mồ côi, nơi bà học cách khâu vá.
Năm 18 tuổi, Chanel rời trại đến làm việc cho một tiệm may, nơi bà gặp triệu phú Etienne Balsan. Năm 1910, Balsan chi tiền cho Coco mở cửa hàng bán mũ nhưng nhanh chóng thất bại. Sau đó bà bắt đầu mối quan hệ với người bạn cũ của Etienne là Arthur Capel (cũng là một triệu phú) rồi mở tiệm khác. Lần này may mắn mỉm cười và thành công đã đến, những chiếc mũ Chanel làm ra nhanh chóng trở nên thịnh hành trong giới diễn viên tại Pháp.
Tiếp nối thành công, Chanel tung ra thị trường sản phẩm đồ thể thao cho nữ giới. Khi thế chiến thứ II xảy ra, Coco đóng hết các cửa hàng vì cho rằng đây không phải thời gian để tập trung vào thời trang. Sau khi Pháp giành độc lập, Coco bị bắt vì nghi ngờ từng giúp đỡ phe Phát xít nhưng sau đó được minh oan. Dù vậy, bà vẫn quyết định chuyển đến Thụy Sĩ định cư.
Trong thời gian này, người kinh doanh cùng bà là Pierre Wertheimer đã điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và được truyền lại cho các thế hệ nhà Wertheimer từ đó đến giờ. Năm 1971, Gabrielle Chanel mất.
Dior
Thương hiệu Dior do Christian Dior sáng lập. Cha mẹ ông kiên quyết muốn con học ngành chính trị và để họ vui lòng, Dior nhập học trường Ecole des Sciences Politiques giai đoạn 1920 - 1925 nhưng vẫn không từ bỏ giấc mơ thời trang của mình. Vừa đi học, ông vừa bán các bản phác thảo với giá 10 cent trên phố.
Vài năm sau khi tốt nghiệp, gia đình Dior mất cơ nghiệp, ông được tự do theo đuổi điều mình muốn. Sau khi làm việc tại một số thương hiệu thời trang tại Pháp, Christian mở cửa hàng riêng vào năm 1946 với tên gọi Corolle. Năm 1957 Dior qua đời vì một cơn đau tim (nguyên nhân thực sự vẫn còn gây tranh cãi).
Hiện Dior là tài sản của doanh nhân Bernard Arnault, người đứng đầu tập đoàn LVMH Moet Hennessy, đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ trong đó có Louis Vuitton.
Givenchy
Hãng thời trang Givenchy là "con đẻ" của Hubert de Givenchy, người có tuổi thơ không vất vả như Coco Chanel, cũng không phải khởi nghiệp từ tiệm quần áo nhỏ như Gucci hay Prada. Ông là con trai của một gia đình quý tộc Pháp thời đó, cha là Hầu tước Lucien Taffin de Givenchy. Hubert có sẵn tố chất sáng tạo trong mình: cụ và cố đều là những nhà thiết kế thiên tài, tác giả của Cung điện Elysee và Nhà hát Opera Paris.
Năm 10 tuổi, Hubert đã quyết định theo con đường thời trang, năm 18 tuổi đã thiết kế đồ cho gia đình bạn bè. Vào năm 1952 đã mở cửa hàng House of Givenchy (lúc này ông 25 tuổi). Sau thời gian dài sáng tạo không ngừng nghỉ, năm 1995 Givenchy quyết định nghỉ hưu, rời khỏi lĩnh vực thời trang.
Givenchy nay thuộc LVMH và là nhãn hàng mang lại doanh thu lớn thứ 2 của tập đoàn, chỉ xếp sau Dior.
YSL
Yves Saint Laurent đến với thời trang từ... nhà hát. Thuở nhỏ, Yves thường xuyên bị bắt nạt ở trường và chọn cách diễn kịch cho cha mẹ mỗi khi về nhà để giấu những rắc rối của mình. Ông thích đọc những bài đánh giá về các vở diễn và qua đó cũng ấn tượng với phục trang. Ông bắt đầu nghiêm túc theo học thời trang tại trường Chambre Syndicale rồi tham gia một cuộc thi thiết kế cho Christian Dior và giành chiến thắng. Dior quý Yves đến mức chọn ông làm người kế nghiệp mình. Khi Christian qua đời, Yves tiếp quản House of Dior ở tuổi 21.
Mọi chuyện thay đổi khi ông phải đi lính trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Algeria năm 1960. Khi quay về, Yves bị đuổi khỏi Dior nên quyết định thành lập công ty của riêng mình vào năm 1962. Tài năng sẵn có, Yves nhanh chóng thành công và Gucci đã quyết định mua lại công ty YSL vào năm 1999. Năm 2008 Yves qua đời.
Armani
So với các công ty trong danh sách, Armani là một cái tên còn khá trẻ tuổi. Từ năm 1961 đến 1970, Giorgio Armani là phụ tá thiết kế cho Nino Cerruti. Năm 1974 ông quyết định tách ra riêng với số vốn chỉ 10.000 USD. Armani nhanh chóng trở thành cái tên yêu thích của kinh đô điện ảnh Hollywood. Không chỉ thiết kế trang phục cho các ngôi sao, một số quần áo trong các bộ phim cũng được Armani đảm nhiệm, ví dụ đồ của nam diễn viên Christian Bale mặc trong bộ phim The Dark Knight.
Hermes
Giống như Gucci, câu chuyện của Hermes cũng bắt đầu từ một cửa hàng yên cương. Năm 1837, Thierry Hermes mở tiệm bán yên ngựa cho những người làm xiếc và cả giới quý tộc châu Âu. Khi con trai của Thierry lên quản lý chuyện kinh doanh đã mở rộng thêm mặt hàng, nhanh chóng đưa tên Hermes nổi tiếng và là một trong những nhà cung cấp hàng xa xỉ uy tín trên thế giới.
Khoảng năm 1910, cháu nội của Thierry thừa kế cơ ngơi, bắt đầu bán thêm quần áo. Họ không lựa chọn các loại rẻ tiền mà khởi đầu với áo jacket chơi golf làm bằng da đặt riêng cho Hoàng tử xứ Wales. Năm 1922 cửa hàng có thêm túi xách và Hermes mở cửa hiệu thứ 2 tại Mỹ vào năm 1924. Chiếc túi bán chạy nhất trong lịch sử thời trang có tên Haut a Courroie do Hermes sản xuất và đến ngày nay, đây vẫn là sản phẩm được ưa chuộng.
=: copy:=
__~ Cocolico Boutique ~__
0 nhận xét:
Đăng nhận xét